VIÊM HỌNG KÉO DÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẢI THIỆN

Viêm họng là bệnh rất phổ biến, do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn. Đau họng có thể tự khỏi nhưng đôi khi kéo dài, trở thành mãn tính gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng này.

Lý do khiến viêm họng kéo dài chữa mãi không khỏi dứt điểm

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng kéo dài, tái phát liên tục trong thời gian ngắn. Điển hình phải kể đến các nguyên nhân như:

Do bệnh trào ngược acid dạ dày: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm họng kéo dài và gây tổn thương niêm mạc họng. Nếu không kiểm soát được trào ngược dạ dày, tổn thương họng sẽ không thể loại bỏ dứt điểm và dẫn đến viêm họng kéo dài.

Do thói quen ho, khạc đờm: Viêm họng thường kèm theo tăng tiết dịch niêm mạc họng gây cảm giác khá khó chịu cho người bệnh, vì thế nhiều người hay ho, khạc cổ thường xuyên. Điều này giúp giảm triệu chứng ngứa, ngạt ở cổ họng song sẽ gây tổn thương mao mạch trong họng của người bệnh. Đôi khi tổn thương niêm mạc họng nặng xuất phát từ từ thói khạc, ho không đúng cách này.

Do bệnh lý viêm xoang: Những người bị viêm xoang dễ bị viêm họng kéo dài hơn, vì thế cần điều trị kết hợp cả hai bệnh.

Viêm họng kéo dài do chủ quan, không điều trị viêm họng dứt điểm: Người bệnh chủ quan với các biểu hiện họ, đau, sưng họng ở mức độ nhẹ, không điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa dứt điểm khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng, không phục hồi tốt và dẫn đến viêm họng kéo dài.

Do sức đề kháng của cơ thể kém: Hệ miễn dịch giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus, vi khuẩn… Do đó, nếu bị viêm họng kéo dài cùng nhiều triệu chứng hô hấp khác dai dẳng khó chữa thì khả năng cao do sức đề kháng kém. 

Cách cải thiện các triệu chứng viêm họng hiệu quả, an toàn tại nhà

Ngoài việc tuân thủ liệu trình điều trị của các bác sĩ, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi kết hợp cách cách dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu cổ họng ngứa ngáy. Muối kéo chất nhầy ra khỏi mô sưng, viêm và giúp giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên súc miệng trong vài giây và nhổ ra. Đồng thời, lại việc súc miệng bằng muối nhiều lần mỗi ngày.

Thuốc ngậm ho không kê đơn

Một số viên ngậm họng không kê đơn có chứa các loại thảo dược như: Tinh dầu bạc hà, chanh, gừng, tỳ bà diệp, mật ong,… cũng có thể làm tê nhẹ các mô trong cổ họng của bạn, giúp bạn giảm bớt cảm giác đau và bỏng rát tạm thời.

Với chiết xuất từ  keo ong độc quyền sáng chế Italy kết hợp thêm các loại thảo dược như: Tỳ bà diệp, tinh dầu bạc hà, gừng, tinh dầu húng chanh, cam thảo, cát cánh,… Viên ngậm keo ong ABIPOLIS được đánh giá cao về công dụng hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản,… 

Các sản phẩm xịt họng

Bên cạnh 2 cách trên thì sản phẩm xịt họng cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của viêm họng. Trong đó, Xịt họng Abipolis được nhiều nhà thuốc, người dùng lựa chọn. Sản phẩm là là sự kết hợp độc đáo giữa keo ong Propolis M.E.D nhập khẩu từ Italy với mật ong, tinh dầu tràm, dầu gừng cùng với methol tạo cảm giác êm dịu khi xịt. Đồng thời, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng ho, đau rát họng, mang lại cảm giác dễ chịu tức thì.

Đáng chú ý, so với các sản phẩm khác trên thị trường, Xịt họng Abipolis còn ghi điểm người dùng bởi hương thơm đặc trưng của keo ong, vị ngọt dịu của thảo dược cũng cực thích hợp sử dụng cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng kéo dài và tái phát liên tục

Đề tình trạng viêm họng sớm được dứt điểm và không tái phát nhiều lần, người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ. Đồng thời, áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Uống nhiều nước.
  • Ưu tiên ăn thức ăn mềm, nhất là trong thời gian bị viêm họng kéo dài hoặc đã hồi phục.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cần bổ sung Vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế các thực phẩm, thức uống dễ gây tổn thương niêm mạc họng: rượu bia, nước đá lạnh, khói bụi, hút thuốc,…
  • Vệ sinh mũi họng, miệng sạch sẽ hàng ngày bằng việc đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ, súc miệng bằng nước muối sinh lý vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa làm dịu tổn thương.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị mỗi khi bị viêm họng. Vì nếu tác nhân gây bệnh là virus, thuốc kháng sinh không có hiệu quả điều trị mà còn dẫn đến nguy cơ tái phát.
  • Điều trị triệt để bệnh lý đường hô hấp như: viêm xoang, viêm miệng, viêm tai….
  • Không nên nằm điều hòa với nhiệt độ quá thấp, giữ ấm tốt cho cơ thể khi thời tiết lạnh. Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn bụi bẩn vừa có tác dụng giữ ấm cho đường hô hấp trên.
  • Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống, tiếp xúc với những người bị bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi ho hoặc hắt hơi.

Hy vọng, nội dung chia sẻ về chủ đề VIÊM HỌNG KÉO DÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẢI THIỆN có thể giúp ích với bạn đọc, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường như hiện nay.

 

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.