Top 07 thực phẩm tốt cho phổi và hệ hô hấp bạn nên bổ sung

Cúm mùa, covid – 19 đều là những bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, chức năng phổi của người bệnh,… Theo đó, ngoài việc theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp bạn cải thiện các cơ quan này. 

Dưới đây là 07 loại thực phẩm được đánh giá tốt cho phổi và hệ hô hấp bạn nên bổ sung thường xuyên.

1. Củ dền – Cực tốt cho phổi và hệ hô hấp

Không chỉ có màu sắc rực rỡ củ dền còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều hợp chất được đánh giá là tốt cho chức năng của phổi và hệ hô hấp.

Cụ thể, củ dền rất giàu nitrat, một chất không chỉ có lợi cho chức năng của phổi mà còn có tác dụng thư giãn mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy. Ngoài ra, lá củ dền chứa nhiều magie, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid. Những chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của phổi và hệ hô hấp.

Hiện nay, các chất bổ sung từ củ dền được chứng minh là giúp cải thiện hoạt động thể chất và chức năng phổi ở những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và tăng huyết áp phổi.

2. Táo – “Máy hút bụi” của phổi

Táo không chỉ là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, ít calo mà còn được ví như “máy hút bụi”  cho phổi, ăn hàng ngày tốt hơn trăm viên thuốc bổ.

Trong quả táo chứa hàm lượng flavonoid, vitamin khá cao đặc biệt là vitamin C. Nhờ đó, giúp chúng ta duy trì hệ thống miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh. Khi chúng ta có chức năng hô hấp khỏe mạnh, chúng ta có thể chống lại các bệnh phổi và ngăn ngừa chúng.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu tại Anh và Châu Âu cho biết, chế độ ăn nhiều cà chua, trái cây đặc biệt là táo có thể tăng tốc độ chữa lành phổi bị tổn thương do khói thuốc.

3. Các loại hạt cũng được đánh giá là tốt cho sức khỏe của phổi

Một số các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hướng dương,… cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất và magie lớn. Đây không chỉ là những dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng cơ thể mà còn có tác dụng làm  giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó làm giãn phế quản, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí cho hệ hô hấp.

Ngoài ra, kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, gạo lứt, diêm mạch trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mạn tính. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ hô hấp.

4. Gừng và tỏi

Gừng và tỏi có đặc tính chống viêm, giúp loại bỏ các chất độc hại bên trong phổi và làm sạch hệ hô hấp hiệu quả. Trong đó, tỏi cung cấp một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, loại bỏ các độc tố. 

Một nghiên cứu trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention cho thấy những người ăn tỏi sống, ít có khả năng phát triển ung thư phổi hơn so với những người không tiêu thụ tỏi sống. Hơn nữa, khi thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%. Bên cạnh đó, gừng cũng được đánh giá cao về tác dụng cho hệ hô hấp và phổi, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện hệ tuần hoàn phổi.

5. Củ cải

Hiện nay, củ cải có hai loại là củ cải trắng và củ cải đường, cả hai đều được chứng minh là có lợi cho cho sức khỏe của phổi và hệ hô hấp, đặc biệt là những trường hợp gặp khó khăn trong việc thở. 

Cụ thể, củ cải đường cũng chứa nhiều vitamin, magie, kali và chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho phổi. Đối với củ cải trắng lại chứa hàm lượng vitamin C cao cùng một số  hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp làm thông mũi ở những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng có tác dụng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, hỗ trợ việc chữa lành các mô và giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương.

6. Rau họ cải

Rau họ cải giàu glucosinolate, các hợp chất thiên nhiên đã được tìm thấy để ức chế sự phát triển của một số loại ung thư ở động vật và người, bao gồm cả ung thư phổi, bằng cách khử hoạt các tế bào ung thư và giảm viêm. 

Một số loại rau như bông cải xanh, mầm Brussels, cải xoăn và súp lơ có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Đặc biệt, nghiên cứu lớn trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia cho thấy những phụ nữ ăn nhiều hơn năm phần trái cây và rau quả, bao gồm cả rau họ cải hàng tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn .

7. Quả mọng, có múi

Các loại quả mọng như cherry, quả việt quất hay các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi là những loại quả có tác dụng tuyệt vời cho phổi và hệ hô hấp.

Hàm lượng vitamin C, vitamin A và các chất phytonutrients khác nhau trong các loại quả này không chỉ có chức năng như chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà còn có thể giúp bảo vệ các tế bào chống lại thiệt hại từ các gốc tự do liên quan đến bệnh tật, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe phổi và hệ hô hấp toàn diện.

Nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa có thể ức chế sự phát triển của khối u, giảm viêm trong cơ thể ở thực quản, phổi, miệng, hầu họng, nội mạc tử cung, tuyến tụy, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết .

Hiện nay, số ca mắc cúm mùa và covid 19 liên tục gia tăng. Theo đó, việc tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho phổi và hệ hô hấp là điều rất cần thiết. Ngoài công dụng tăng cường đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus gây bệnh thì 07 loại thực phẩm trên còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng phổi và hệ hô hấp.

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.