Hướng dẫn từ A – Z mẹ cách chăm sóc trẻ bị ho

Ho, viêm họng là những bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhất là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Phần lớn, các triệu chứng bệnh khá nhẹ và có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu được mẹ chăm sóc đúng cách. Theo đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mẹ các tip chăm sóc bé khi bị ho một cách chi tiết, chính xác nhất. Cùng theo dõi để chăm sóc bé con tốt hơn mẹ nhé!

Nguyên tắc chung khi chăm sóc trẻ bị ho

Lần đầu làm bố mẹ chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy lo lắng và mất bình tĩnh khi nghe những tiếng ho dai dẳng, liên tục của con mình? Tuy nhiên, đây chỉ là một triệu chứng phổ biến khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh hoặc đôi khi chỉ là do giao mùa. 

Theo đó, nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc con bị ho là mẹ phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Thông thường, ho là một trong những cách chống lại bệnh lý đường hô hấp. Trong quá trình nhiễm trùng, chất nhầy được tiết vào đường thở như một phần của phản ứng với nhiễm trùng và ho sẽ giúp loại bỏ điều này. Các loại ho khác nhau có thể cung cấp những gợi ý chẩn đoán về bệnh lý của trẻ, do đó cha mẹ cần phân biệt được tình trạng và loại ho ở trẻ.

Ngoài ra, ba mẹ cũng phải thật bình tĩnh, không vội vàng mua và cho bé sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý các các bác sĩ. Thay vào đó, hãy vệ sinh vùng mũi họng thường xuyên cho bé và đưa bé đến cơ sở Y tế để được thăm khám, xác định chính xác bệnh lý.

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ bị ho đúng cách

Khi bị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng bé sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thậm chí là quấy khóc và chán ăn. Trong khi người trưởng thành có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn thì trẻ nhỏ cần phải thận trọng. Thông thường các loại thuốc ho và cảm lạnh sẽ không được kê cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Chính vì thế, khi trẻ mắc các triệu chứng ho khan, ho có đờm nhẹ mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc dưới đây để bệnh sớm được cải thiện.

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý cho trẻ khi bị ho được nhiều mẹ áp dụng, không chỉ mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, làm dịu những cơn ho dai dẳng mà còn phòng ngừa sự lây lan, phát triển của các loại vi khuẩn, virus vùng họng.

Theo đó, cha mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày vào mũi trẻ kết hợp với việc súc miệng thường xuyên. Đối với trẻ sơ sinh bị ho kèm sổ mũi, ngạt mũi cha mẹ nên dùng dụng cụ hút để lấy hết dịch nhầy, giúp đường thở giảm sưng phù và mau chóng thông thoáng hơn

Uống mật ong để giảm ho

Mật ong được coi là một loại thảo dược quen thuộc có tác dụng làm dịu cơn đau họng và giảm ho hiệu quả. Để giảm ho bằng mật ong mẹ chị cần cho bé uống ⅓ thìa mật ong chanh hoặc quất trước khi đi ngủ. Điều này không chỉ giúp trẻ bớt ho khan mà còn làm dịu vùng họng, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý cho bé dưới 1 tuổi uống mật ong, nên tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh những biến chứng không đáng có.

Sử dụng xịt họng keo ong Abipolis Kids hoặc siro keo ong HoABIPOLIS

Xịt họng keo ong Abipolis Kids và siro keo ong HoABIPOLIS đều là hai sản phẩm phòng ngừa, chăm sóc vùng họng được các mẹ đánh giá cao. 

Bên cạnh điểm chung là các thảo dược thiên nhiên, chiết xuất keo ong độc quyền sáng chế từ Italy ứng dụng công nghệ Propolis M.E.D thì cả hai sản phẩm còn có những công dụng riêng biệt. Trong đó, xịt họng keo ong Abipolis Kids có tác dụng tại chỗ thông qua đường xịt, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ho, ngứa họng, đau rát họng. Thì siro keo ong HoABIPOLIS lại tác dụng từ sâu bên trong cơ thể qua đường uống, tăng cường bổ phế, hỗ trợ tăng giảm tiết đờm. Nhờ đó, cải thiện tình trạng ho, đau ngứa họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nói chung cũng như vùng họng nói riêng.

Bổ sung thêm chất lỏng trong việc chăm sóc trẻ bị ho

Nếu trẻ đang bị ho cha mẹ nên tăng cường cho trẻ bú, uống nước và một số thực phẩm lỏng như: cháo, súp, sinh tố, hoa quả,canh rau củ hầm thịt… Chất lỏng bổ sung sẽ làm cho chất nhầy trong mũi, khí phế quản loãng hơn, điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng ho ra những chất cặn bã và cải thiện tình trạng ho đáng kể.

Tuy nhiên, cần lưu ý trẻ sơ sinh dưới 6 tháng không nên cho uống nước trái cây mà việc tăng chất lỏng cho trẻ là uống sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều thêm về số lượng hay số cữ bú.

Nâng cao đầu của bé khi ngủ kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm

Đặt một chiếc khăn đã gấp dưới nệm của em bé, để nâng khăn lên một chút cũng là cách chăm sóc trẻ bị ho có đờm hiệu quả. Đờm sẽ hạn chế trào ngược lên gây tắc đường thở, giúp trẻ giảm ho.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm đặt trong phòng ngủ để bé con vừa dễ thở hơn lại  giảm được nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Hạ sốt cho trẻ khi bị ho 

Khi bị ho ngoài gặp các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi thì trẻ rất dễ bị sốt. Theo đó, để không gây ra những biến chứng nguy hiểm bố mẹ cần chú ý để chăm sóc như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, để tốt nhất thì gia đình nên gọi các bác sĩ nhi để được tư vấn, nhập viện khi cần thiết.
  • Trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng: Cha mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc như acetaminophen. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về thuốc và chỉ sử dụng ống nhỏ giọt được cung cấp cùng với thuốc.
  • Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ mới biết đi: Cha mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen 4-6 giờ một lần hoặc ibuprofen 6-8 giờ một lần. Không cho trẻ uống cả hai loại thuốc đồng thời.

Hy vọng, với những nội dung được chia sẻ bởi Abipolis ở trên có thể giúp ích cho các mẹ trong việc phòng ngừa, chăm sóc hệ hô hấp của bé, đặc biệt là vùng họng.

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.