Cúm A là một loại cúm mùa có biểu hiện giống các loại cúm thông thường với nhiều chủng gây bệnh như là cúm A(H5N1), A(H3N2), A(H1N1). Hiện nay, số ca mắc bệnh cúm A liên tục tăng khiến người bệnh lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Vậy, cúm a có nguy hiểm không? Vaccine phòng bệnh có thực sự hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chuẩn xác nhất.
Bệnh cúm A nguy hiểm không?
Người bệnh mắc cúm A thường gặp phải các triệu chứng giống cảm cúm thông thường và có thể hồi phục sức khỏe sau 7 – 10 ngày tự chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, với một số trường hợp, bệnh cúm A có thể diễn tiến nặng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Thậm chí, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phổi nặng.
- Viêm tai giữa.
- Viêm xoang.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Phù não.
- Tổn thương gan.
- Sảy thai.
Đặc biệt, đối với những mẹ bầu nhiễm cúm A ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi hay bệnh lý van tim,… Nghiêm trọng hơn, cúm A tiến triển nặng gây sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao.
Trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A
Trẻ em và người già: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi là hai đối tượng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng cúm a do sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch suy yếu. Đặc biệt lưu ý, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa với trẻ em đó là hội chứng Reye – đây là bệnh não não cấp và rối loạn chức năng gan. Mặc dù biến chứng này rất ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao.
Do đó, giải pháp tốt nhất để bảo toàn sức khỏe, tính mạng chính là tiêm vacxin đúng định kỳ. Ngoài ra, trong suốt thời gian điều trị a, người già và trẻ nhỏ cần được quan tâm đặc biệt, có sự theo dõi của bác sĩ.
Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi cả bên ngoài lẫn bên trong. Nội tiết tố của chị em thay đổi rất nhiều, đồng thời mẹ bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, cơ thể của thai phụ rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm a. Không chỉ dễ nhiễm bệnh mà thai phụ cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng của bệnh cúm (nhất là những biến chứng về phổi) hoặc thời gian khỏi bệnh cũng sẽ lâu hơn người bình thường.
Người có bệnh lý mạn tính: Một số bệnh về tim mạch, bệnh về đường hô hấp và những người bị suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus cúm A và gặp phải biến chứng của bệnh cũng sẽ cao hơn so với những người khỏe mạnh.
Phòng ngừa bệnh cúm A bằng vaccine có hiệu quả không?
Hiện nay, tiêm chủng được coi là phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.
Theo nguồn tin đăng trên Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, vacxin cúm mùa có tác dụng:
- Ngăn ngừa được 90% – 98% nguy cơ mắc cúm đối với 4 chủng virus có trong thành phần vaccine
- Ngăn ngừa được 60-80% nguy cơ nhiễm bệnh chung, tùy thuộc độ tuổi và khu vực lưu hành dịch.
- Giảm 36% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ.
- Giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp trên và giảm 22% viêm đường hô hấp dưới ở trẻ 2–5 tuổi.
- Giảm 41% nguy cơ xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen.
- Giảm 63% nhiễm cúm ở trẻ sơ sinh.
- Giảm 36% bệnh hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh và bà mẹ…
Có thể thấy, virus cúm có hàng trăm type, vaccine chỉ chứa 2 chủng A và 2 chủng B hay gặp nhất trong mùa dịch, nên vaccine không thể bảo vệ chúng ta 100%. Tuy vậy, miễn dịch chéo có thể khiến triệu chứng bệnh giảm mức độ nghiêm trọng.
Hiện nay, vaccine cúm được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người già. Việc tiêm ngừa cúm đặc biệt cần thiết cho các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người mắc bệnh mạn tính. Một năm chỉ tiêm một lần.
Với những nội dung phân tích ở trên, Abipolis hy vọng quý bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc“Bệnh cúm A nguy hiểm không? Vaccine phòng bệnh có thực sự hiệu quả?”. Từ đó, có phương án bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.