Chữa ngạt mũi cho trẻ, nên sử dụng thuốc như thế nào?

Người gửi: Nguyễn Thúy Liễu (Nam Định)
Ngày gửi: 25/03/2021
Câu hỏi:

Con gái tôi năm nay 10 tuổi bị ngạt mũi, có đêm cháu không thở được, đòi mẹ nhỏ thuốc vào mũi. Xin hỏi cách chữa ngạt mũi như vậy thì nên nhỏ thuốc gì? Tôi đã nhỏ nước muối sinh lý cho cháu nhưng cháu không đỡ vẫn kêu ngạt mũi. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Trả lời từ bác sĩ:

Ngạt mũi là triệu chứng rất hay gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Như bạn chia sẻ những những triệu chứng có thể gặp của viêm mũi, viêm xoang nếu ngạt mũi cả hai bên mũi. Khi trẻ bị ngạt mũi cha mẹ có thể tạm thời sử dụng một số thuốc co mạch nhỏ mũi có tác dụng chữa ngạt mũi mà không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc nhỏ mũi này tạm thời làm mất hoặc giảm triệu chứng ngạt mũi. Thuốc co mạch chữa ngạt mũi là chất kích thích thần kinh giao cảm, có tác dụng co mạch bằng cách làm giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng nhầy như xylometazolin là chất giao cảm tác dụng lên những thụ thể alpha- adrenergic tại niêm mạc mũi, gây co mạch cục bộ ở mũi nên làm giảm sung huyết mũi. Hoặc naphazolin là một thuốc thuộc nhóm giao cảm, có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài. Thuốc được chỉ định trong điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi. Thuốc nhỏ mũi naphazolin có tác dụng co mạch đạt trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 - 6 giờ. Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, trẻ sẽ cảm thấy mũi hết ngạt và dễ thở tạm thời. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên dùng thuốc nhỏ mũi co mạch nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng trở lại, lâu dần gây nghiện thuốc nhỏ mũi. Khi nhỏ các thuốc co mạch trị ngạt mũi, sau 3 ngày không đỡ cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Ngoài thuốc co mạch trị ngạt mũi dùng tại chỗ, các bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thêm các thuốc co mạch mũi đường uống toàn thân và các thuốc khác khi cần thiết. PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào Theo sức khỏe đời sống

Ngạt mũi là triệu chứng rất hay gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Như bạn chia sẻ những những triệu chứng có thể gặp của viêm mũi, viêm xoang nếu ngạt mũi cả hai bên mũi. Khi trẻ bị ngạt mũi cha mẹ có thể tạm thời sử dụng một số thuốc co mạch nhỏ mũi có tác dụng chữa ngạt mũi mà không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc nhỏ mũi này tạm thời làm mất hoặc giảm triệu chứng ngạt mũi.

Thuốc co mạch chữa ngạt mũi là chất kích thích thần kinh giao cảm, có tác dụng co mạch bằng cách làm giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng nhầy như xylometazolin là chất giao cảm tác dụng lên những thụ thể alpha- adrenergic tại niêm mạc mũi, gây co mạch cục bộ ở mũi nên làm giảm sung huyết mũi. Hoặc naphazolin là một thuốc thuộc nhóm giao cảm, có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài.

Thuốc được chỉ định trong điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi. Thuốc nhỏ mũi naphazolin có tác dụng co mạch đạt trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 – 6 giờ. Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, trẻ sẽ cảm thấy mũi hết ngạt và dễ thở tạm thời. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên dùng thuốc nhỏ mũi co mạch nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng trở lại, lâu dần gây nghiện thuốc nhỏ mũi.

Khi nhỏ các thuốc co mạch trị ngạt mũi, sau 3 ngày không đỡ cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Ngoài thuốc co mạch trị ngạt mũi dùng tại chỗ, các bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thêm các thuốc co mạch mũi đường uống toàn thân và các thuốc khác khi cần thiết.

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào
Theo sức khỏe đời sống

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gửi câu hỏi cho chuyên gia