Cúm mùa không chỉ dừng là bệnh hô hấp thông thường, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người bệnh. Cúm mùa có thể xảy ra vào thời điểm Covid-19 tăng mạnh trở lại. Vì vậy đây là thời điểm người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác trong phòng chống bệnh tật.
Bài viết của PGS.TS.BS cao cấp Trần Công Hòa – Nguyên phó chủ tịch kiêm thư ký hội tại mũi họng Việt Nam về vấn đề này.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có đến 650.000 ca tử vong trên toàn thế giới, tương đương 1 phút có 1 người tử vong. Khoảng 1 tỷ ca mắc cúm mùa với 3 -5 triệu ca nặng, ước tính 20-30% ở trẻ em và là 5-10% ở người lớn. Hầu hết trường hợp tử vong liên quan đến cúm xảy ra ở người cao tuổi (trên 65 tuổi). Còn tại Việt Nam, trong năm 2019 ghi nhận 408.907 trường hợp nhiễm cúm.
Cảnh giác cúm mùa trong thời điểm dịch covid-19 đang bùng phát
Cúm mùa là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, thường xuất hiện và dễ bùng phát vào mùa đông xuân. Có nghĩa, đây chính là giai đoạn rất dễ bùng phát bệnh cúm mùa. Đồng thời, giai đoạn này cũng ghi nhận số ca nhiễm covid-19 đang tăng mạnh ở Việt Nam. Vì vậy, người dân cần hết sức nâng cao ý thức trong phòng chống bệnh tật.
Virus cúm có mức độ thay đổi rất nhanh, đôi khi chỉ là hắt hơi, sổ mũi thông thường, nhưng nó hoàn toàn có thể gây nên những di chứng nguy hiểm, thậm trí tử vong. Theo các chuyên gia dịch tễ, cúm mùa gây ra nhiều hậu quả cho người bệnh, đặc biệt ở trẻ em, như viêm phổi, viêm tai giữa, làm trầm trọng hơn các bệnh lý đang có và viêm cơ tim. Kể cả người lớn có sức khỏe bình thường, cúm mùa có thể làm gia tăng gấp 10 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng gấp 8 lần nguy cơ đột quỵ.
Giai đoạn này đang ghi nhận số ca nhiễm covid-19 tăng mạnh, mức độ lây nhiễm biến chủng omicron là rất nhanh. Do đó mối quan tâm và hoạt động giám sát dành cho cúm mùa giảm đi. Mặt khác việc tuân thủ các biện pháp 5K khiến số ca cảm cúm cũng giảm đi đáng kể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cúm mùa đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn có thể bùng phát trong thời điểm nhất định nếu chúng ta lơ là, không nâng cao ý thức phòng bệnh.
Một điểm cần lưu ý, cúm mùa và covid là hai bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, tấn công trực tiếp vào phổi. Triệu chứng gặp phải cũng có mức độ tương đồng và khó phân biệt như ho, sốt, đau rát họng, mệt mỏi… Vì vậy, đôi khi người ta bị nhầm lẫn mắc covid lại coi là bị cảm cúm thông thường hoặc bị cảm cúm thì nghi ngờ mình mắc covid. Trên thế giới cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp mắc cả cúm mùa và covid, diễn biến sẽ rất nguy hiểm.
Phòng ngừa cảm cúm song song với biện pháp phòng chống dịch covid-19
Cúm mùa và covid đều là bệnh do virus gây nên và có nhiều điểm tương đồng nhưng lại là 2 bệnh khác nhau. Cúm do virus cúm gây nên, còn covid-19 thì do virus sarr-covid-2 và dịch covid cũng chưa có tiền lệ. Cả 2 bệnh đều lây lanh qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn khi người mắc hắt hơi, ho, khặc nhổ… sang người lành.
Chính điều này giúp qua trình phòng bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp chung và riêng để loại trừ cả 2 căn bệnh.
Tuân thủ 5K đang phát huy hiệu quả trong phòng chống dịch covid-19, đặc biệt tại Việt Nam khi người dân có ý thức tuân thủ rất cao. Đây cũng chính là giải pháp cần thiết để phòng bệnh cúm mùa. Thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và bề mặt bằng chất tẩy rửa giúp hạn chế đáng kể tình trạng virus lây lan.
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu đối với từng loại bệnh dù 2 loại vaccin được sử dụng là khác nhau. Riêng trường hợp bệnh cúm mùa, virus gây bệnh có mức độ biến đổi nhanh, vì vậy người dân cần ý thức, chủ động tiêm phòng đều đặn hàng năm.
Tăng cường sức khỏe bằng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Nâng cao sức đề kháng bản thân bằng việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C từ trái cây, hoa quả tươi. Sử dụng các loại tinh dầu hoặc sản phẩm tự nhiên có sẵn trong đời sống như: tỏi, gừng, chanh sả, bạc hà, dầu tràm… hoặc sản phẩm từ ong như keo ong được coi là “liều kháng sinh tự nhiên hoàn hảo nhất”.
Trong dân gian cũng lan truyền biện pháp xông tinh dầu từ các cây cỏ trong vườn nhà như lá tre, lá xả, lá chanh bưởi… cũng giúp phòng chống cảm cúm, cảm lạnh thông thường rất tốt. Ngoài ra khi gặp tình trạng ho, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi… có thể sử dụng các sản phẩm hiệu quả cao như xịt họng, xịt mũi keo ong Abipolis hoặc Cummua Abipolis để hỗ trợ thêm cũng là giải pháp có thể lựa chọn.
Tóm lại, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19, người dân ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch thì cũng lưu tâm đến nguy cơ có thể mắc cúm mùa. Vì đây là thời điểm cúm mùa dễ xuất hiện, chỉ cần lơ là cúm mùa có thể bùng phát, nguy cơ “dịch chồng dịch”. Điều này không chỉ gánh nặng cho y tế và còn nguy hại đến sức khỏe mọi nhà, gánh nặng cho bài toán kinh tế.
PGS.TS.BS Cao cấp Trần Công Hòa
Nguyên phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hội tại mũi họng Việt Nam.