Viêm họng khi nào cần đi khám và phòng tránh thế nào?

Viêm họng là tình trạng phổ biến ở trong bệnh hô hấp gây ho, đau rát họng kéo dài. Viêm họng có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần đi khám, chỉ cần dùng những biện pháp thông thường. Tuy nhiên tình trạng kéo dài, kèm theo các biểu hiện khác cần đi kiểm tra ngay.

Khoảng 80% các trường hợp viêm họng là do vi rút gây ra, chủ yếu là các loại vi rút rhino, adeno, vi rút hợp bào đường thở, cúm, sởi. Các trường hợp còn lại là do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu, … gây nên.

Viêm họng là tình trạng phổ biến trong các bệnh hô hấp, thường kèm theo ho, đau rát họng

Viêm họng khi nào nguy hiểm, cần đi khám?

Đa phần viêm họng sẽ tự khỏi, chỉ cần nghĩ ngơi, vệ sinh cổ họng bằng súc họng, uống nhiều nước và sử dụng một số loại thảo dược hoặc xịt keo ong. Tuy nhiên nếu viêm họng kèm theo các triệu chứng sau thì cần đi khám để chuẩn đoán tình trạng bệnh có thể kèm theo.

– Đau họng kèm sốt cao

Đau họng thường đi kèm với sốt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, triệu chứng sốt tuyệt đối không được chủ quan mà phải luôn được theo dõi cẩn thận.
Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 37 độ C hoặc khi không có nhiệt kế mà cha mẹ nghi ngờ con bị sốt thì hãy đưa con đến khám bác sĩ ngay. Sốt cao trên 38.5 độC không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như co giật.

– Đau họng kèm chảy nước dãi

Chảy nước dãi với đau họng có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị viêm họng nặng. Khi đó, người bệnh cần phải được điều trị nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khó nuốt có thể dẫn đến mất nước và những biến chứng sức khỏe khác.

Ngoài một số dấu hiệu trên, khi thấy viêm họng rêu lưỡi trắng; kéo dài hơn 7 ngày; có máu trong nước bọt hoặc đờm; đau họng kèm đau khớp quai hàm hoặc đau tai; đau khớp thì cần ngay lập tức đến khám chuyên khoa để hạn chế các tình trạng nghiêm trọng hơn.

Viêm họng khi nào cần đi khám và phòng tránh thế nào?
Trẻ bị viêm họng kèm theo ho sốt, cần cho đi khám ngay

– Đau họng kèm phát ban

Phát ban trên da kèm theo đau họng thường là dấu hiệu của các loại bệnh mà trẻ em thường mắc như thủy đậu, sởi, rubella.

Các chuyên gia cảnh báo, những căn bệnh này là nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp, thậm chí là tử vong.

– Sưng tấy cổ hoặc lưỡi

Sưng và đau ở cổ thường là do các hạch bạch huyết tại đây bị viêm. Các hạch bạch huyết bị sưng có thể do viêm Amidan hoặc cảm cúm. Viêm hạch bạch huyết cũng có thể là triệu chứng của ung thư, nhiễm HIV, lupus ban đỏ hoặc giang mai.
Giống như sưng cổ, nguyên nhân gây sưng lưỡi kèm theo đau họng thường là do viêm, chẳng hạn viêm họng, viêm Amidan, viêm họng liên cầu hoặc viêm thanh quản. Những trường hợp viêm họng nặng này đều cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.

– Cổ cứng

Cổ cứng đi kèm với đau họng là dấu hiệu của viêm màng não. Bệnh xảy ra khi lớp màng bao quanh não và hệ thần kinh ở cột sống bị viêm. Người mắc viêm màng não thường sẽ khó cúi đầu để di chuyển cằm về phía ngực.

Viêm màng não là bệnh nghiêm trọng cần phải được cấp cứu ngay. Các triệu chứng khác của viêm màng não gồm sốt, buồn nôn, ói, nhạy cảm với ánh sáng.

Phòng ngừa viêm họng thế nào?

Viêm họng khi nào cần đi khám và phòng tránh thế nào?

Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm họng. Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng của mình bằng những cách sau đây:

• Súc miệng – họng bằng nước muối ấm

• Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá

• Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn

• Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc

• Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng

• Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.