Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân nhiệt miệng là do đâu? Làm sao để khắc phục nhanh chóng nhất? – Câu hỏi được nhiều quan tâm nhưng không phải ai cũng có câu trả lời. Vì vậy, bài viết này giúp bạn tổng hợp thông tin và tìm ra câu trả lời cho riêng mình.  

Nội dung được dược sĩ  Abipolis chắt lọc và cung cấp.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn được hiểu là lở hoặc loét miệng. Các vết loét nông, nhỏ hoặc lớn và sâu tùy vào tình trạng mỗi người. Thông thường, trong thời gian đầu các vết sẽ có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng và vùng da xung quanh sẽ bị đau và sưng đỏ khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái.

Nhiệt miệng thường có hai loại chính:

Nhiệt miệng nhẹ đơn giản: Chúng có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần. Bất cứ ai cũng có thể bị loét nhưng chúng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20.

Nhiệt miệng phức tạp: Loại này thường ít gặp hơn và xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc chúng.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng, điển hình phải kể đến như:

  • Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Nhiễm Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày
  • Căng thẳng kéo dài cộng với ăn nhiều t6hực phẩm dễ gây nhiệt miệng như: đào, mận, mít,…
  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate

Bên cạnh đó, nhiệt miệng cũng có thể xảy ra do một số người mắc phải các bệnh lý như: Bệnh celiac – rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten (một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc). Bệnh Behcet – rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng. Các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,…

Triệu chứng phổ biến của nhiệt miệng là gì?

Khi bị nhiệt miệng người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

  • Đau miệng kèm các đốm đỏ, vết sưng trong miệng, má, môi, lưỡi, đáy nướu…
  • Cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ăn uống sẽ gây đau
  • Trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài có thể gây ra triệu chứng sốt, hạch bạch huyết sưng.
  • Khi bắt đầu lành vết loét miệng có màu xám 

Đa số nhiệt miệng thường biến mất sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp phải mất 1 – 3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Điều này cũng gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Một số phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ của nhiệt miệng người bệnh sẽ được xác định các cách chữa khác nhau. Tuy nhiên, với một số trường hợp thể nhẹ, vết loét chưa tiến triển nghiêm trọng có thể áp dụng một trong số các cách dưới đây, cũng sẽ cho hiệu quả khả quan.

Sử dụng nước súc miệng 

Sử dụng nước súc miệng là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Có nhiều công thức pha chế khác nhau tuy nhiên sử dụng nước muối là cách làm đơn giản nhất mà hiệu quả đem lại rất tuyệt vời. Bạn có thể tham khảo cách súc miệng bằng nước muối theo công thức sau:

  • Hòa tan một lượng muối khoảng 5g trong 230ml nước ấm.
  • Súc miệng bằng dung dịch vừa pha chế trong khoảng thời gian 30 giây.
  • Có thể súc miệng nhiều lần trong một ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ.

Ngoài ra, để tốn thời gian pha chế và mang lại hiệu quả cao hơn, bạn nên lựa chọn loại nước súc miệng dành riêng cho người bị nhiệt, lở loét miệng. Trong đó, nước súc miệng keo ong ABIPOLIS là sản phẩm được đánh giá cao, phù hợp với đối tượng hay gặp các vấn đề về răng miệng.

Cụ thể, một số công dụng ấn tượng của nước súc miệng keo ong ABIPOLIS phải kể đến như:

  • Dự phòng và hỗ trợ trong điều trị viêm họng, phòng ngừa lây lan cúm do virus, vi khuẩn.
  • Kháng khuẩn, ngăn hình thành mảng bám trên răng, ngừa hôi miệng, sâu răng.
  • Giúp làm sạch khoang miệng, giữ hơi thở thơm mát.
  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm, nhiễm khuẩn ở họng, miệng như: viêm họng, viêm amidan, viêm nướu lợi, nhiệt miệng, loét miệng, viêm nha chu…

Dùng các sản phẩm xịt miệng dành riêng cho người viêm, loét miệng

Hiện nay, thuốc xịt miệng dành riêng cho người bị viêm, loét miệng trên thị trường khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhờ tính tiện nghi, hiệu quả.

Sở hữu những tính năng vượt trội hơn hẳn so với các dòng sản phẩm xịt miệng thông thường, xịt nhiệt miệng ABIPOLIS được ứng dụng công nghệ  Propolis M.E.D – Chiết xuất keo ong độc quyền sáng chế từ Italy. Nhờ đó, không chỉ đảm bảo tính an toàn cao cho người sử dụng mà còn mang lại hiệu quả cao như:

  • Hỗ trợ giảm nhanh viêm loét miệng, nhiệt lưỡi, sưng viêm lợi, đau họng, chảy máu chân răng.
  • Làm giảm đau do vết loét nhiệt miệng gây ra, giảm đau tức thời tại chỗ viêm.
  • Phòng viêm nhiễm răng miệng do virus, vi khuẩn.
  • Tăng sức đề kháng cho miệng, họng.
  • Ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

Sử dụng thuốc trị viêm, nhiệt miệng

Việc sử dụng thuốc kháng sinh chuyên điều trị viêm, nhiệt miệng cũng được ưa chuộng hiện nay, giúp bệnh được thuyên giảm nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Ngoài các loại thuốc bôi trực tiếp như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide…các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh chuyên trị bệnh nhiệt miệng với những trường hợp nặng, bệnh kéo dài lâu mà không thuyên giảm.

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là bệnh lý không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ của các vết loét như:

  • Nghỉ ngơi: Tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp.
  • Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, không chỉ đơn thuần là đủ dinh dưỡng mà phải cân bằng được các chất. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại rau củ quả mát  cho cơ thể.
  • Tập thể dục đều đặn, có thể chọn các bài tập yoga, bài thiền hoặc hít thở sâu để nâng cao sức khỏe đồng thời giảm căng thẳng trong cuộc sống.

Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ có thể giúp bạn đọc hiểu được nhiệt miệng là gì, những biểu hiện nhiệt miệng và cách điều trị cũng như phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả nhất.

Nguồn: https://ridf.com.vn/nhiet-mieng-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-tai-nha/

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.