Điều trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý, không đơn giản như bạn nghĩ

Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày, là cách đơn giản điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, dùng như thế nào, thời gian hoặc có phải tất cả mọi người đều dùng được không thì không phải ai cũng biết.

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến,10-15% dân số Việt Nam mắc so với các bệnh hô hấp khác. Bệnh viêm mũi dị ứng chiếm 32,2% trong các bệnh về tai mũi họng. Ngày nay khí hậu ngày càng khắc nghiệt tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do vậy tỉ lệ mắc bệnh dị ứng cũng tăng theo.

Viêm mũi dị ứng không quá nghiêm trọng nhưng lại không thể chữa khỏi hoàn toàn vì nguyên nhân cơ địa. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt các triệu chứng, bệnh sẽ kéo dài, tái diễn nhiều lần và trở thành bệnh mạn tính, tăng nguy cơ làm cho hệ hô hấp suy giảm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý, không đơn giản như bạn nghĩ
Sử dụng nước muối để rửa mũi có nhiều công dụng tốt cho viêm mũi dị ứng

Nước muối sinh lý trị viêm mũi dị ứng như thế nào?

Sử dụng nước muối sinh lý là một trong những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến nhất.

Nước muối sinh lý có thể rửa sạch các chất gây dị ứng khỏi đường mũi. Nước muối có thể được sử dụng độc lập cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc dùng trước các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng khác, điều này nhằm làm sạch niêm mạc vùng mũi, từ đó giúp tăng tác dụng của thuốc. Hơn nữa, những triệu chứng khó chịu và phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng chính là ngứa mũi và nghẹt mũi.

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% giúp loại bỏ dễ dàng các dịch nhầy – “thủ phạm” chính gây ra hiện tượng tắc nghẽn mũi. Đồng thời, tính sát khuẩn trong nước muối sẽ làm giảm triệu chứng viêm nhiễm. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày giúp làm dịu niêm mạc hô hấp và hỗ trợ tăng cường dẫn lưu dịch. Biện pháp này có thể cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi một cách rõ rệt.

Các nghiên cứu gần đây về tác động của việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý ở trẻ em bị viêm mũi dị ứng giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi, ngứa cổ họng, các triệu chứng về chất lượng giấc ngủ và lưu lượng khí lưu thông qua mũi. Rửa mũi đặc biệt hữu ích khi dịch mũi bị khô lại. Một nghiên cứu khác trên phụ nữ mang thai cho thấy việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng có lợi cho việc điều trị viêm mũi dị ứng.

 

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách

Đa số mọi người vẫn còn thực hiện dùng nước muối theo bản năng và chưa biết cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật. Sau đây là các bước thực hiện rửa mũi theo quy trình mà bệnh nhân nên biết:
Sử dụng bình đựng củ tỏi để chứa nước muối sinh lý, hoặc thay thế bằng các loại bình khác như bình xịt phun sương,…

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý, không đơn giản như bạn nghĩ
Có thể tự pha nước muối sinh lý tại nhà, hoặc mua tại nhà thuốc

– Nghiêng đầu một góc 45 độ về phía chậu hay bồn rửa mặt, sau đó dùng bình xịt xịt vào mũi nhằm để nước muối có thể chảy từ lỗ mũi bên này sang lỗ mũi bên kia và chảy ra đúng vị trí chậu. Hạn chế ngả đầu ra sau vì điều này làm cho nước muối bị chảy ngược vào trong mũi.

– Đưa vòi vào một bên mũi, sau đó mở miệng đồng thời xịt nước muối sinh lý từ từ vào khoang mũi. Lúc này, bạn phải thở bằng miệng, không được thở bằng mũi. Đôi khi, nước muối có thể chảy xuống họng nhưng điều này không có gì đáng lo ngại cả.

– Xì mũi nhẹ nhàng để kiểm tra xem bên trong mũi đã được làm sạch hoàn toàn chưa. Nếu chưa thì bạn nên thực hiện lại một lần nước theo hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý nói trên.

 

Làm thế nào sử dụng nước muối sinh lý hiệu quả?

Để sử dụng nước muối sinh lý hiệu quả, cần lưu ý:

– Nên sử dụng các loại nước muối sinh lý chất lượng, được bán ở các nhà thuốc uy tín.

– Sử dụng nước muối ấm và đảm bảo an toàn vệ sinh.

– Nước muối sinh lý chỉ hỗ trợ điều trị với những bệnh lý hô hấp nhẹ. Nếu bệnh trở nặng, bệnh nhân cần đến các bệnh viện để khám và điều trị thích hợp.

– Vệ sinh mũi thường xuyên để mang lại cảm giác dễ chịu, thông thoáng, đẩy các bụi bẩn ra ngoài và góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng giúp sức đề kháng cơ thể tốt hơn.

– Hạn chế nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có chứa chất gây kích thích chẳng như: thuốc lá, rượu bia, các chất gây dị ứng,…

– Tuyệt đối không ở trong phòng có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, uống nước đá lạnh,…

– Giảm sự tiếp xúc với những môi trường bị ô nhiễm và nhiều yếu tố gây kích ứng đường hô hấp như khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…

– Giữ tâm trạng luôn trong tâm thế thoải mái, lạc quan, tránh tình trạng stress quá mức,…

– Luôn giữ liên lạc và trao đổi với bác sĩ thường xuyên về các chuyển biến của bệnh để áp dụng những biện pháp ứng phó kịp thời.

 

BS. Đặng Xuân Thắng
Trường Đại học Y dược, Đại học Duy Tân Đà Nẵng

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.