Điểm danh 5 bệnh đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay

Các bệnh lý về đường hô hấp có thể gặp ở bất cứ ai, song phổ biến nhất là trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Được biết, tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, virus từ môi trường sống hoặc từ người bệnh khác. Cụ thể, cùng Abipolis tìm hiểu chi tiết hơn về 5 bệnh đường hô hấp dưới đây.

Cảm cúm

Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C. Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm cao, chủ yếu lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân và có thể gây dịch thậm chí là đại dịch. 

Thời gian ủ bệnh cúm thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn, thậm có thể là nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh phải kể đến như:

  • Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, triệu chứng ho thường nặng và kéo dài.
  • Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của đường dẫn khí dẫn đến phổi (khí quản và phế quản). Bệnh gồm hai thể là cấp tính và mãn tính với các triệu chứng như:

  • Ho: Đây là triệu chứng nổi bật của bệnh viêm phế quản, bệnh nhân có thể có biểu hiện ho có đờm, ho khan hoặc ho thành từng tiếng
  • Sốt: Người bệnh viêm phế quản có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Khó thở: Người mắc bệnh thường có biểu hiện thở khò khè, thở gấp,…

Viêm phế quản cấp tính là thường gặp nhất và chỉ kéo dài trong vài tuần nếu được điều trị tốt. Ngược lại, nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời bệnh có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, dẫn tới mạn tính thậm chí là biến chứng nặng.

Viêm phổi

Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Hiện nay, có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường là do vi khuẩn, virus và nấm.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể bao gồm: 

  • Đau ngực khi bạn thở hoặc ho
  • Ho, ho có đờm, mệt mỏi, khó thở
  • Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Ở người già hoặc người suy giảm miễn dịch có thể không sốt và người già có thể lú lẫn… 
  • Tuy nhiên, viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo viêm phổi.

Vì vậy, để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh cần đến ngay cơ sở Y tế để được điều trị và theo dõi khi có những triệu chứng trên.

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các cuống phổi nhỏ, hay còn gọi là các tiểu phế quản. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ em với phổi bị nhiễm khuẩn do virus. Bệnh viêm tiểu phế quản làm cho trẻ thở khò khè, khó thở, ho và kèm theo rối loạn ăn uống. Do đó, trẻ sẽ bị khó thở, thở khò khè và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu oxy để thở.

Phần lớn các trường hợp viêm tiểu phế quản có thể được kiểm soát tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần uống đủ nước, tránh bị mất nước. Nếu bị nghẹt mũi hãy dùng dụng cụ để hút sạch chất nhầy hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm thanh quản có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Ở trẻ em, viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi, niêm mạc thanh quản và tổ chức dưới niêm mạc dễ bị viêm nhiễm, phù nề dẫn đến khó thở ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân hay gặp gây viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường do: lạnh, do trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố môi trường, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Thông thường, trẻ bị viêm thanh quản cấp thường có triệu chứng: Sốt cao hoặc sốt nhẹ, khóc khàn hoặc khàn tiếng, ho, thở rít. Các triệu chứng thường nặng hơn khi về ban đêm.

Các bệnh lý đường hô hấp thường gia tăng trong giai đoạn thời tiết giao mùa, có bệnh gây chút phiền toái nhưng có những bệnh lý hô hấp có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, đừng quên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của chính mình bạn nhé!

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.