Bắt bệnh cho trẻ thông qua tiếng ho – Khám phá ngay

Trẻ ho khù khụ, chan chát,… ho từng tiếng ngắn ở cổ họng hoặc rít sâu từ trong phế quản… đều là những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết để có những giải pháp kịp thời, giảm thiểu đáng kể việc thăm khám tốn kém. Vì khi mắc bệnh, việc xử lý ban đầu bao giờ cũng quan trong hơn.

Trẻ bị ho thường khiến cha mẹ nghĩ ngay con mắc bệnh, tuy nhiên ho không phải là bệnh, nó chỉ là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe mà con đang gặp phải. Nếu chú ý lắng nghe và theo dõi từng tiếng ho của con, các mẹ có thể sớm phát hiện tình trạng và có hướng xử lý điều trị kịp thời cho bé.

Bắt bệnh cho trẻ thông qua tiếng ho – Khám phá ngay

Ho là biểu hiện thường gặp ở trẻ và rất dễ tái phát hoặc keo dài

Dưới đây là 6 kiểu ho phổ biến nhất ở trẻ, các mẹ tham khảo ngay nhé!

1. Ho có đờm:

Bé ho mạnh, khi ho cảm giác có tiếng khục khục (nhiều đờm) nơi cổ họng. Ngoài ra, còn thấy trẻ bị sổ mũi, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm, mắt kèm nhèm, chán ăn.

Nguyên nhân: Có thể do trẻ bị cảm lạnh.

Cách trị ho đờm cho trẻ: Vì cảm lạnh là do vi rút gây ra, nên kháng sinh sẽ không có ích trong phòng, chữa bệnh. Do đó, cần vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy, giúp bé ít ho hơn.

Tuy nhiên, nếu bé chảy nước mũi xanh dai dẳng và sốt, thì bạn hãy cho con gặp bác sĩ và cân nhắc dùng kháng sinh bởi cũng có thể bé bị viêm mũi do vi khuẩn.

2. Khi trẻ ho khan

Là tình trạng ho không có đờm và thường gây ngứa họng. Đây là loại ho dễ gây khàn tiếng, mất giọng.

Nguyên nhân: Thường gặp khi trẻ bị viêm họng,chảy nước mũi, ngạt mũi hay hắt hơi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ bị ho sẽ khiến cho trẻ dễ nôn trớ, khiến bé mệt mỏi và chán ăn.

Giải pháp khi trẻ ho khan: Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh không tốt cho trẻ, các bậc phụ huynh nên sử dụng cách trị ho dân gian như quất ngâm với đường/mật ong hoặc hấp cách thủy hay một số sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dạng xịt họng như xịt họng Abipolis có tác dụng chống viêm, long đờm, kháng khuẩn và kháng virus rất tốt.

Bắt bệnh cho trẻ thông qua tiếng ho – Khám phá ngay

Trẻ rất dễ bị ho và tình trạng thường kéo dài do thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường

3. Ho khan về đêm:

Trẻ bị ho khan và thường ho nhiều, ho nặng về đêm khiến trẻ không ngủ được.

Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm: Thường gặp khi trẻ bị hen, viêm phế quản –tiết ra nhiều chất nhầy, gây viêm và co thắt và kích thích làm bé ho.

Giải pháp chữa ho đêm cho trẻ: Những trường hợp nhẹ có thể được dùng thuốc giãn phế quản dạng hít (khí rung), đồng thời cho bé dùng thuốc dự phòng hằng ngày. Nặng hơn, hãy cho con đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc hiệu quả.

4. Ho gà:

Là tình trạng ho liên tục, không kiểm soát, tiếng khò khè.

Nguyên nhân gây ho gà: Có thể là do vi khuẩn. Chúng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.

Giải pháp: Trẻ em mắc ho gà cần được giám sát chặt chẽ bởi bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin.

5. Ho dữ dội:

Tiếng ho của bé có vẻ ướt và nhiều đờm, sau cơn ho thường đỏ mặt, thở nhanh hơn bình thường.

Nguyên nhân: Có thể bé bị viêm phổi – do vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào phổi, khiến phổi bị ứ đầy dịch. Vì vậy, bé phải ho để cố gắng tống lượng dịch ứ đọng này ra khỏi phổi. Thế nên, ho do viêm phổi thường khá đáng sợ.

Bắt bệnh cho trẻ thông qua tiếng ho – Khám phá ngay

Giải pháp: Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm phổi qua thăm khám nhưng có thể cần cho bé đi chụp X quang phổi. Bé có thể cần làm test đo độ bão hòa oxy của máu để kiểm tra xem lượng oxy trong máu có bị thấp hay không.
Viêm phổi có thể điều trị ngoại trú, nhưng nếu nặng, bé có thể phải nằm viện vài ngày.

6. Ho do trào ngược dạ dày thực quản

Tiếng ho của trẻ khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống.

Những biểu hiện khác: Bé cảm thấy nóng rát và buồn nôn hoặc ợ khi nuốt xuống. Ở những bé sơ sinh có thể bị đau bụng và khó chịu, ở những bé lớn hơn đang tập đi có thể dần hình thành một thói quen ăn uống cầu kỳ vì hay bị trào ngược khi ăn xong.

Nguyên nhân: Trào ngược dạ dày là căn bệnh gây nên do cơ giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, dẫn đến axit bị chảy ngược lại. Đôi khi các loại nước kích thích có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các cơn ho mãn tính ở trẻ.

Giải pháp: Mẹ hãy đưa bé đi khám nếu cơn ho khò khè kéo dài hơn 2 tuần. Bác sĩ sẽ khuyên các mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, để bé gối cao đầu trong lúc ngủ.

Với những trẻ lớn hơn các mẹ không nên cho con ăn một số loại thức ăn có khả năng làm bệnh nặng hơn như nước uống có ga, có caffein, socola, bạc hà, đồ ăn cay như pizza, các loại quả có axit như cam, cà chua hay các loại đồ ăn nhanh nhiều chất béo, đặc biệt không được ăn trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Uống thuốc theo toa kê của bác sĩ cũng có thể làm giảm căn bệnh này.

Khi nào trẻ bị ho cần đưa đến đến bệnh viện ngay?

Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau:

• Bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi và bị ho
• Ho khan và có các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh kéo dài hơn 5 – 7 ngày nhưng không sốt
• Ho khan, ho có đờm kèm theo các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và sốt từ 38°C trở lên
• Ho kịch phát, đột ngột và kéo thành từng cơn
• Thở khò khè hoặc thở nhanh
• Da xanh hay tím tái.

Trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng kém, rất dễ mắc bệnh. Do đó, cha mẹ cần tự trang bị kiến thức để không quá lo lắng mỗi khi con bị bệnh, không tự ý cho con uống thuốc sẽ tránh được các ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của trẻ. Nếu không chắc chắn con bị ho là do đâu, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám, hướng dẫn chăm sóc hoặc điều trị kịp thời.

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.