Đa số người bệnh cho rằng viêm họng không phải bệnh dịch và không lây lan, nhưng thực tế viêm họng hoàn toàn có thể lây cho người khác qua đường tiếp xúc. May mắn là mức độ lây lan viêm họng không đáng kể và cũng không quá nghiêm trọng nên thường ít được quan tâm hơn hoặc bỏ qua.
Khi bạn cảm thấy cổ họng bị đau, rát, vướng mắc ở vùng cổ họng… thì bạn đang có dấu hiệu ban đầu của viêm họng và có thể xuất hiện nguy cơ lây cho người tiếp xúc gần. Đó là lý do nhiều người trong cùng một gia định hoặc tập thể có thể bị viêm họng cùng lúc khi sống chung.
Viêm họng có thể lây từ người này sang người khác nếu tiếp xúc gần
Viêm họng có nguyên nhân chủ yếu do virus (80% trường hợp) còn lại là do vi khuẩn, vì vậy mà viêm họng mới có khả năng lây sang người khác. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì mức độ lây của viêm họng thường không cao và khi sang người khác thì virus gây viêm họng cũng “suy yếu” và bị cơ thể tiêu diệt, nên người bị lây nhiễm chỉ có dấu nhẹ hoặc không biểu hiện gì.
Vậy viêm họng có thể lây qua đường nào?
Theo các chuyên gia hô hấp thì viêm họng có thể lây qua hai con đường đó là trực tiếp và gián tiếp
Viêm họng có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp
Viêm họng có thể lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh qua người lành thông qua dịch nước bọt hoặc dịch nhầy tiết ra. Việc người bệnh ho, hắt hơi sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh theo đường không khí bám trên bề mặt các đồ vật dẫn đến việc lây nhiễm bệnh
Ngoài ra, đơn giản nhất có thể là việc giao tiếp hàng ngày, tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần cũng có thể bị lây nhiễm. Các ổ vi khuẩn gây bệnh sẽ theo đường không khí lây từ người này sang người khác. Nếu không gian càng nhỏ, khoảng cách tiếp xúc càng gần thì khả năng lây bệnh viêm họng càng cao.
Chủ động deo khẩu trang, vệ sinh tay khi tiếp xúc với nơi đông người
Với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người già thì khả năng bị lây lan viêm họng cũng cực kỳ cao. Do đó, khi ở chung với các đối tượng này, người bệnh cũng cần lưu ý giữ khoảng cách an toàn, hạn chế tối đa việc lây bệnh qua đường không khí.
Viêm họng có thể lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp
Sử dụng chung các đồ vật cá nhân với người viêm họng như bát, côc uống nước, khăn tắm, bàn chải đánh răng,…cũng có khả năng bị lây bệnh vì các vi khuẩn gây viêm họng bám trên các đồ vật này dễ dàng phát tán, bám vào người lành và lây bệnh.
Với trường hợp mẹ bị viêm họng cho con bú thì sẽ không lây cho bé trong quá trình bú sữa vì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất đầy đủ, bổ sung sức đề kháng cho trẻ, đồng thời không có sự xâm nhập của vi khuẩn. Để hạn chế không lây viêm họng cho trẻ, mẹ chỉ cần thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang mỗi khi tiếp túc với con, nhất là khi ho và hắt hơi thì nên quay ra xa phía trẻ.
Hạn chế và phòng ngừa lây nhiễm viêm họng như thế nào?
80% trường hợp bị viêm họng là do virus còn lại là do vi khuẩn và một số nguyên nhân khác. Do vậy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa lây nhiễm viêm họng:
– Tránh dùng chung đồ với người bệnh
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong 30 giây. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, bạn có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa trên 60% cồn.
Cần phân biệt súc họng và súc miệng: súc họng cho dung dịch vào sâu cổ họng
– Giữ vệ đinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng, súc miệng hàng ngày
– Nếu bạn bị dị ứng, hãy tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng.
– Tăng cường đề kháng bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ăn uống khoa học, hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm,…
– Đồng thời nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình như thế nào
Ngoài ra cần nâng cao khả năng phòng bệnh từ vùng hầu họng như xịt họng keo ong hàng ngày để bao phủ niêm mạc hầu họng, nơi vi khuẩn, virus thường đi qua trước khi xâm nhập vào cơ thể. Vì keo ong là một thành phần tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ kháng khuẩn, kháng viêm… mà còn tăng khả năng đề kháng của cơ thể, phòng chống dịch bệnh.