Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển gây ra các bệnh lý về hô hấp. Trong đó, phổ biến nhất là các đối tượng như: trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mắc các bệnh nền,…
Vậy, vì sao các bệnh hô hấp lại thường xảy ra vào lúc giao mùa?
Có rất nhiều yếu tố khiến bệnh hô hấp gia tăng vào thời điểm giao mùa, điển hình nhất phải kể đến các nguyên do sau:
- Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ: Giao mùa thời tiết hay thất thường, có thể đang nắng chuyển sang mưa hoặc đang nóng chuyển sang lạnh chỉ trong thời gian ngắn, làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, các loại vi khuẩn gây hại dễ dàng lây lan và tấn công.
- Thời điểm vi khuẩn, vi rút phát triển: Giao mùa là thời điểm vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển mạnh mẽ nhất. Trong khi đó đường hô hấp là nơi tiếp nhận nhiều virus, vi khuẩn khi ta hít thở. Chính vì vậy mỗi khi tiết trời thay đổi nhiều người sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa họng, ho, hắt hơi, sổ mũi,…
- Thói quen đóng cửa: Không khí trong nhà vào những ngày thời tiết thay đổi cũng dễ bị tù túng do chúng ta thường có xu hướng ít đi ra ngoài, ít mở cửa. Điều này làm cản trở sự lưu thông của dòng không khí trong nhà, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
- Lười vận động: Trong những ngày trái gió trở trời mọi người thường trì hoãn việc vận động, điều này cũng gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe, khiến cơ thể dễ bị suy nhược, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh
3 bệnh hô hấp phổ biến lúc giao mùa bạn cần chú ý
Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa phải kể đến như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, … nhưng phổ biến nhất là 3 bệnh dưới đây:
Cảm cúm
Giao mùa là lúc thời tiết nắng mưa bất thường, nhiệt độ thay đổi, khiến bạn rất dễ mắc bệnh nếu hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô là điều kiện thuận lợi cho virus cảm cúm phát triển, lây lan và bùng phát.
Được biết, bệnh cúm có khả năng lây nhiễm cao, chủ yếu lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân và có thể gây dịch thậm chí là đại dịch. Một số triệu chứng điển hình của bệnh phải kể đến như:
- Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, triệu chứng ho thường nặng và kéo dài.
- Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.
Viêm mũi dị ứng
Khi giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi, các yếu tố dị nguyên cũng có sự thay đổi ít nhiều. Lúc này, niêm mạc mũi nhạy cảm rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây nên viêm mũi dị ứng thời tiết.
Lúc này, người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn dị ứng, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.
Bệnh hen phế quản
Hen phế quản hay hen suyễn cũng là một trong các bệnh hô hấp dễ tái phát khi giao mùa. Điều này xảy ra thường xuyên hơn với đối tượng mắc bệnh là trẻ em. Bởi vì khoảng thời gian tựu trường sẽ là vào mùa thu, khi trẻ tập trung đến trường cộng với sự thất thường của thời tiết khi thay đổi từ thu sang đông sẽ dễ làm lây truyền các loại virus gây bệnh hô hấp.
Ngoài ra, qua các mùa khác nhau, những trẻ bị hen suyễn có thể sẽ gặp phải các tác nhân dị ứng khác nhau đặc biệt là phấn hoa. Điều này còn kết hợp với các yếu tố khác như ô nhiễm không khí gia tăng, virus phát triển mạnh khi thời tiết chuyển mùa.
Tip phòng ngừa các bệnh lý hô hấp khi giao mùa
Để duy trì cơ thể cũng như hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh trước sự thay đổi của thời tiết, bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau:
Tránh tiếp xúc với các yếu tố lây nhiễm: Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh hô hấp hoặc có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh. Đồng thời, che chắn đường hô hấp và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp: Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước và sau ăn. Đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày, vệ sinh lưỡi họng sạch sẽ. Bạn nên súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch những khu vực này, không để vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Bổ sung đủ dưỡng chất: Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế sử dụng nước đá nhất là vào những ngày lạnh để không bị viêm họng hoặc các vấn đề khác ở đường hô hấp.
Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi: Trong những ngày lạnh, cần phải giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cần bảo vệ hệ hô hấp để không bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,…
Tiêm vacxin đầy đủ: Tiêm phòng bệnh cúm và tiêm mũi phế cầu hàng năm, đặc biệt là những người có nguy cơ bị bệnh cao để phòng ngừa bệnh hô hấp.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bộ sản phẩm của nhãn hàng Abipolis bao gồm: Xịt họng, Xịt mũi, Siro Hoabipolis để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp thời điểm giao mùa như hiện nay.
Hy vọng, với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp bạn nắm rõ được các bệnh lý hô hấp dễ gặp khi giao mùa và biết cách phòng ngừa hiệu quả.