Viêm phế quản cấp ở trẻ là một trong những bệnh lý về nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Bệnh hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi, tuy nhiên trên thực tế không phân biệt chính xác được viêm phế quản cấp với viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản, nhất là ở những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị phù nề do viêm nhiễm, dẫn tới sự tích tụ chất nhầy. Hiện nay có hai loại viêm phế quản bao gồm cấp tính và mãn tính.
- Viêm phế quản mãn tính: Bệnh thường kéo dài và có nguy cơ tái phát do bị kích thích liên tục, chẳng hạn như do hút thuốc, hít phải khói thuốc, bụi…
- Viêm phế quản cấp tính: Thông thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và bệnh sẽ thuyên giảm trong vài ngày, mặc dù cơn ho có thể kéo dài trong vài tuần.
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em
Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do virus truyền nhiễm gây ra. Trong đó chủ yếu là virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm và á cúm, Rhinovirus và Adenovirus…
Đầu tiên, virus ảnh hưởng đến mũi, xoang và cổ họng của trẻ. Sau đó, nhiễm trùng di chuyển đến niêm mạc của các ống phế quản. Khi cơ thể trẻ chống lại virus, sẽ xảy ra sưng tấy và tạo ra chất nhầy.
Trẻ có thể nhiễm virus khi hít thở hoặc tiếp xúc với da. Hoặc có nguy cơ nhiễm virus cao hơn nếu tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản cấp tính. Ngoài nguyên nhân chính là virus thì viêm phế quản cấp ở trẻ còn có thể do các nguyên nhân khác như:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
- Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như khói, bụi…. Trẻ có nguy cơ cao hơn nếu ống phế quản đã bị tổn thương.
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gây ra chứng ợ nóng, axit trong dạ dày xâm nhập vào các ống phế quản.
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em
Thông thường khi mắc bệnh viêm phế quản cấp trẻ em sẽ có biểu hiện như: Bú ít, khó thở, chán ăn, nôn ói, đau rát cổ họng, sốt và ho kéo dài. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, các triệu chứng bệnh sẽ có sự thay đổi, cụ thể:
Giai đoạn khởi phát: Xuất hiện các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên cùng các triệu chứng khác như sốt nhẹ, hắt hơi, ho khan, sổ mũi tới ngạt mũi.
Giai đoạn phát bệnh: Trẻ bị sốt nặng hơn, nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc thở bằng miệng, da tím tái, xanh xao. Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ xuất hiện.
Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, chân tay yếu mềm, da khô, môi khô, chảy mồ hôi, khó thở, bỏ ăn, bỏ bú.
Cách cải thiện tình trạng viêm phế quản cấp ở trẻ em
Tùy vào độ tuổi của trẻ cũng như nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của viêm phế quản cấp ở trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cụ thể.
Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn thì có thể dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ viêm phế quản cấp ở trẻ do virus thì điều trị triệu chứng, không cần dùng kháng sinh. Điều trị các triệu chứng của bệnh như sốt cao dùng hạ sốt, ho nhiều gây mất ngủ, đau ngực nhiều có thể dùng các loại thuốc ho long đờm, kháng Histamin, thuốc giãn phế quản.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cấp đúng cách, nên giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng họng. Đặc biệt, bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm Xịt họng keo ong Abipolis Kids của nhà Abipha.
Được biết, đây là sản phẩm được bào chế dành riêng cho bé với thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn. Ấn tượng hơn, Xịt họng keo ong Abipolis Kids còn chứa chiết xuất keo ong độc quyền sáng chế từ ITALY mang đến hiệu quả vượt trội nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cao, giúp bé:
- Tăng sức đề kháng đường hô hấp.
- Làm dịu nhanh đau họng, ngứa họng, rát họng.
- Giúp giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm, thay đổi thời tiết.
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus, vi khuẩn.
- Phòng viêm phế quản ở trẻ
Abipolis hy vọng, với những nội dung được cung cấp trong bài viết trên có thể giúp cha mẹ nắm bắt được những thông tin tổng quát nhất về bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ. Từ đó, có được giải pháp phòng ngừa, cải thiện hiệu quả, an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm, không đáng có.