5 lưu ý khi chăm sóc cho trẻ em bị viêm họng cấp trong thời tiết giao mùa

Viêm họng cấp khi chuyển mùa thường kéo dài 3 – 4 ngày, rồi thuyên giảm dần nếu sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, với trẻ em có sức đề kháng yếu khi mắc viêm họng cấp sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản và trở thành viêm họng mạn tính. Vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý 5 điều dưới đây trong quá trình chăm sóc trẻ em bị viêm họng cấp.

1. Uống thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ 

Khi trẻ có biểu hiện mắc viêm họng cấp, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán tình trạng hiện tại. Các bác sĩ qua thăm khám lâm sàng hoặc cận lâm sàng sẽ cung cấp đơn thuốc và hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc phù hợp với sức khỏe hiện tại của trẻ.

Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé uống kháng sinh, uống lại các đơn thuốc cũ. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn gây nhờn thuốc kháng sinh, vô cùng nguy hiểm cho quá trình điều trị.

2. Hạ sốt đúng cách cho trẻ bị viêm họng cấp

Sốt cao là một trong những triệu chứng gặp phải khi trẻ bị viêm họng. Nếu trẻ sốt quá cao trên 39 độ sẽ dễ bị co giật và để lại biến chứng lâu dài, nguy hiểm. Để giữ trẻ an toàn, bố mẹ cần nắm được những bước hạ sốt đúng cách và áp dụng khi nhiệt độ của con lên trên 38 độ C.

  • Sử dụng các thuốc hạ sốt có chứa đơn chất paracetamol, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho bé, hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4-6 giờ, không dùng quá 5 lần mỗi 24 giờ. 
  • Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo hàm lượng 10 -15mg/kg cân nặng/lần uống. Theo đó: Hàm lượng 80mg dành cho trẻ 5-8kg hoặc <1 tuổi, hàm lượng 150 dành cho trẻ 10-15kg hoặc 1 -3 tuổi, 250mg dành cho trẻ 16-25 kg hoặc trẻ 4 – 6 tuổi.
  • Lau người cho bé bằng khăn ấm để hạ nhiệt độ cơ thể.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25 độ C.
  • Vào thời tiết lạnh, cần giữ ấm cơ thể và đặc biệt là các khu vực cổ, bàn chân, ngực của trẻ.
  • Bù nước bằng cách uống nhiều nước, uống nước hoa quả hoặc sử dụng dung dịch điện giải Oresol cam loại 5,63g/gói hoặc Oresol theo liều lượng quy định.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, thoải mái.

3. Bù nước và chất điện giải đúng cách

Ngay cả khi trẻ không còn sốt, việc cung cấp đủ nước và chất điện giải cho trẻ khi mắc viêm họng là cần thiết. Bạn có thể cung cấp nước bằng cháo, súp, nước trái cây, nước lọc,…dung dịch điện giải. 

Một số lưu ý khi dùng thuốc bù điện giải cho trẻ bị viêm họng:

  • Sử dụng đúng liều lượng quy định.
  • Chỉ dùng dung dịch đã pha trong 24 tiếng, bảo quản kỹ, loại bỏ nếu nhiễm bẩn.
  • Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng. Điều đó khiến các thành phần không đồng nhất và gây nhầm lẫn thể tích khi pha.
  • Không pha với nước khoáng, làm sai lệch nồng độ, chỉ nên dùng nước lọc đun sôi, để nguội.
  • Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.

4. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ bị viêm họng

Khi trẻ mắc viêm họng cấp, sốt cao, nhiều bố mẹ hạn chế không tắm cho trẻ tuy nhiên điều này không được khuyến khích. Trẻ cần được đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, giúp cơ thể thông thoáng dễ chịu hơn, đồng thời tắm cũng giúp giảm nhiệt độ cơ thể, hạ sốt.

Cách tắm cho trẻ khi bị viêm họng, sốt:

  • Đo nhiệt độ trước khi tắm để nắm được thân nhiệt, từ đó có phương pháp tắm phù hợp.
  • Pha nước tắm thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ C.
  • Tắm trong phòng kín gió, tránh gió lùa, nhiệt độ phòng ổn định.
  • Gội đầu trước, thao tác nhanh, tiếp đến phần thân.
  • Lau khô trẻ bằng khăn bông mềm và mặc quần áo thoáng, thấm hút tốt.
  • Lưu ý thời gian tắm không nên quá lâu.

5. Chăm sóc, vệ sinh mũi họng cho trẻ

Khi con mắc viêm họng cấp, khu vực mũi họng sẽ tiết nhiều dịch mủ, đờm gây khò khè, khó thở cho trẻ. Nếu không thường xuyên vệ sinh loại bỏ các dịch nhầy, bệnh sẽ lâu khỏi hơn. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh khu vực mũi họng trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,09% NaCI.

Đối với trẻ sơ sinh: có thể dùng dụng cụ hút mũi, tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Làm sạch răng miệng của trẻ bằng dụng cụ rơ lưỡi đều đặn sáng và tối.

Đối với trẻ lớn hơn: có thể nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sáng và tối, mỗi lần không ít hơn 2 phút. Ngoài ra, súc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.

Bên cạnh 5 lưu ý trên, bố mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé để giúp nâng cao miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, hạn chế bệnh tái phát. Tốt nhất, nên bổ sung đủ chất, các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A và C, sắt cao và ưu tiên

  • Sử dụng thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, tránh được khó chịu khi nuốt và thương tổn niêm mạc cổ họng.
  • Thay đổi thực đơn đa dạng, phong phú thường xuyên giúp cung cấp đủ dưỡng chất và tạo cảm giác ngon miệng.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn theo nhu cầu của trẻ, không ép trẻ ăn.
  • Tạo tâm lý thoải mái vui vẻ khi uống thuốc: trẻ nhỏ hầu hết đều ngại, sợ uống thuốc. Nắm bắt được tâm lý này, bố mẹ cần tạo không khí để trẻ uống thuốc thoải mái nhất, tránh quát mắng căng thẳng.

Hy vọng, với những nội dung Abipolis cung cấp ở trên có thể giúp bố mẹ chăm sóc bé mắc viêm họng một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.