5 CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG KHÔ MŨI KHI NGỒI ĐIỀU HÒA NHIỀU

Mùa hè nóng nực, nằm điều hòa nhiều bị khô mũi là chuyện không của riêng ai, nhất là với những người gặp các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng,..  Vậy, làm thế nào để tình trạng trên được cải thiện? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết của Abipolis dưới đây nhé!

Lý giải nguyên nhân nằm điều hòa bị khô mũi

Nguyên nhân bị khô mũi khi ngồi điều hòa cũng giống như khô da – là do thiếu độ ẩm. Ngoài ra, vấn đề này còn có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe của bạn tại thời điểm đó. Cụ thể, một số nguyên nhân dẫn đến khô mũi khi nằm điều hòa phải kể đến như:

  • Không khí thiếu ẩm: Việc dùng điều hòa liên tục trong thời gian dài không chỉ làm thay đổi nhiệt độ phòng mà còn làm giảm độ ẩm trong không khí. Do đó, độ ẩm không khí thấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xoang mũi, khiến niêm mạc mũi bị khô và kích ứng. 
  • Bạn bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng: Việc dùng thuốc kháng histamin kê đơn hoặc không kê đơn để trị viêm xoang, viêm mũi thường làm khô chất nhầy trong xoang mũi. Từ đó khiến bạn cảm thấy mũi bị khô và có thể nhức mũi khi nằm điều hòa.
  • Hội chứng Sjogren: Không chỉ do nằm điều hòa, khô mũi thường xuyên (mãn tính) cũng có thể do một số bệnh lý, chẳng hạn như hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể không tạo đủ độ ẩm cho da, mắt, mũi, miệng…

Có thể nói, việc nằm điều hòa dẫn đến khô mũi không quá nghiêm trọng nhưng bạn cũng không nên ngó lơ hoàn toàn với vấn đề này. Bởi vì nếu tình trạng khô mũi kéo dài sẽ gây ra sự nứt nẻ, chảy máu và thậm chí là nhiễm trùng xoang mũi.

5 bí quyết đơn giản giúp khắc phục tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa

Việc cải thiện tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và có được giấc ngủ ngon, trọn vẹn hơn. Dưới đây, Abipolis sẽ tổng hợp 5 cách đơn giản giúp khắc phục tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa, cùng tìm hiểu và áp dụng ngay nhé!

1. Sử dụng sản phẩm xịt mũi

Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi như một cách “bôi trơn” niêm mạc và dưỡng ẩm cho mũi, hỗ trợ làm giảm tình trạng khô niêm mạc và nghẹt mũi khi nằm điều hòa. Không những vậy, việc sử dụng các sản phẩm xịt mũi còn có tác dụng làm sạch bụi bẩn và đẩy các chất gây kích ứng ra khỏi mũi. 

Với chiết xuất keo ong độc quyền sáng chế từ ITALY kết hợp thêm các loại thảo dược như: Menthol, tinh dầu tràm, tinh dầu gừng,… Dung dịch xịt mũi Abipolis trở thành “người bạn đồng hành” của nhiều gia đình Việt. Không chỉ duy trì độ ẩm tự nhiên cho mũi, hỗ trợ cải thiện tình trạng khô mũi, nghẹt mũi khi sử dụng điều hòa mà sản phẩm còn được đánh giá cao về công dụng làm sạch, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng liên quan đến các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp trên,…

2. Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm

Không khí thiếu ẩm do máy điều hòa là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị khô mũi, mũi bị khô rát và khó chịu. Vì vậy, để tránh khô mũi khi nằm điều hòa bạn có thể sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ để tăng độ ẩm cho bầu không khí. Từ đó sẽ góp phần làm dịu khoang mũi và đường thở của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý, đặt máy phun sương giữa phòng hoặc nơi trống trải trong phòng để tránh làm ẩm đồ vật, dễ gây nấm mốc hoặc làm hỏng đồ…

3. Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin C, E

Uống nhiều nước giúp cơ thể “mát” hơn, đỡ khô hơn. Uống nhiều nước cũng giúp mũi miệng không bị khô khi ngồi trong phòng điều hòa. Theo các chuyên gia, mỗi người nên uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, uống nước ngay cả khi không khát.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô mũi hiệu quả, đặc biệt là các loại thực phẩm như: Ổi, cam, dâu tây, chanh, rau cải xanh, bơ, dầu thực vật…

4. Xông hơi mặt

Hoạt động xông hơi vùng mặt không chỉ có tác dụng chăm sóc da mà còn có thể làm giảm khô mũi. Việc hít thở hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, họng và phổi để đẩy dịch nhầy dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên, khi xông hơi bạn cần chú ý không đưa mặt quá gần chậu nước nóng để tránh bị bỏng.

5. Xem lại sức khỏe của mũi

Nếu bạn bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hội chứng Sjogren thì bạn cần đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là khô mũi dù nhà bạn có sử dụng máy điều hòa hay không. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi đơn thuốc phù hợp hơn nhé!

Với 5 mẹo chia sẻ ở trên, Abipolis hy vọng sẽ giúp bạn và gia đình có được giấc ngủ trọn vẹn trong mùa Hè, nhanh chóng khắc phục được vấn đề khô mũi khi nằm điều hòa.

 

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.